Nội dung bài viết
Theo quy định của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp sản xuất có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN). Nhưng thuế TNDN là gì, cách tính thuế như nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Kế toán Diamond Rise sẽ giúp bạn nắm được những Kiến Thức Thuế liên quan tới khái niệm này.
Khái niệm thuế TNDN là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu của nước ta. Nó được thu dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh bất kỳ với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Căn cứ quan trọng nhất để tính thuế TNDN chính là những khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp đó trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế TNDN. Thu nhập chịu thuế trong mỗi kỳ tính thuế bao gồm:
- Thu nhập từ những hoạt động mua bán, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ.
- Thu nhập khác.
Về nguyên tắc, thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp chính là bất cứ khoản thu nhập phát sinh nào. Dù khoản thu đó có được từ tiền vay, các hiện vật khác. Điều này không phụ thuộc vào nguồn sản xuất, nguồn kinh doanh, hoạt động.
Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân là gì? Những thông tin cần biết về Thuế TNCN.
Các mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật hiện hành
Điều 11, thông tư 78/2014/TT-BTC có quy định cụ thể về mức đóng thuế. Theo đó, mức thuế suất thu nhập DN năm 2019 được tính cụ thể như sau:
Đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thông thường
Với những loại hình kinh doanh thông thường, mức thuế suất 20%. Trong đó kể cả những đơn vị sự nghiệp hay hợp tác xã đang kinh doanh. Việc chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án, quyền thăm dò, khai thác khoáng sản cũng cần hạch toán riêng. Từ đó, tính thuế thu nhập cụ thể và chính xác nhất.
Mức thuế từ 32 đến 50%
Mức đóng thuế này áp dụng đối với những hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trên địa bàn Việt Nam. Mức thuế đóng bao nhiêu % sẽ phụ thuộc vào điều kiện, vị trí khai thác và trữ lượng dầu mỏ có được trong quá trình thăm dò, khai thác. Các đơn vị cần làm hồ sơ khai thác cụ thể trình bộ tài chính để được phê duyệt nhanh chóng nhất.
Mức thuế suất 50%
Đây là mức thuế được áp dụng với những hoạt động khai thác, tìm kiếm mỏ tài nguyên quý hiếm. Như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, antimoan, đá quý, đất hiếm… Trường hợp mỏ tài nguyên có từ 70% diện tích được giao trở lên nằm trên địa bàn có thu nhập khó khăn sẽ được áp dụng mức thuế 40%. Doanh nghiệp nên nghiên cứu cụ thể để được hỗ trợ và áp mức thuế hợp lý nhất.
Những đơn vị nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ vào văn bản hợp nhất ban hành ngày 14/9/2015 của bộ tài chính, ta có thể liệt kê đối tượng phải nộp thuế TNDN cụ thể như sau:
Người nộp thuế TNDN chính là những tổ chức hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định dưới các hình thức khác nhau. Như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, văn phòng luật sư….
- Đơn vị sự nghiệp công lập hay đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong mọi lĩnh vực.
- Tổ chức được thành lập, hoạt động theo các bộ luật quy định về HTX.
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật pháp một nước ngoài nào đó có cơ sở kinh doanh, văn phòng kinh doanh tại Việt Nam.
Về cơ sở thường trú của DN nước ngoài phải là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua đó, doanh nghiệp có thể tiến hành hoặc hỗ trợ hoạt động sản xuất. Bao gồm những loại hình cụ thể như sau:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, dầu, địa điểm khai thác.
- Địa điểm hay những công trình xây dựng, lắp ráp.
- Đại lý cho các doanh nghiệp.
- Cơ sở cung cấp dịch vụ cho DN được thành lập tại nước ngoài.
- Đại diện tại Việt Nam có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp.
Trốn thuế TNDN thì bị sao? Các mức xử phạt cho hành vi này là gì?
Nếu bạn đang tìm hiểu về thuế TNDN, mức xử phạt cho hành vi trốn thuế là điều cần biết. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể thông tin này nhé!
Thế nào là trốn thuế thu nhập doanh nghiệp
Một doanh nghiệp, công ty không thực hiện nghĩa vụ thuế, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ được coi là có hành vi trốn thuế. Những hành vi này sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho việc quản lý, truy thu thuế của nhà nước.
Chủ thể vi phạm pháp luật về mảng thuế thu nhập của DN không chỉ có người nộp thuế. Người vi phạm cũng có thể là người thu thuế như cán bộ, cơ quan, công chức có nghĩa vụ thu thuế từ doanh nghiệp…
Trốn thuế TNDN thì bị gì?
Đối với những hành vi này, cách xử lý của nhà nước bao gồm 2 chế tài. Đó chính là chế tài hành chính và chế tài hình sự. Tùy từng trường hợp mà áp dụng 1 trong 2 hoặc cả hai chế tài trên.
Chế tài hành chính
Đây chính là trách nhiệm pháp lý hành chính, là hậu quả của hành vi vi phạm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản để khắc phục khoản tiền trốn thuế. Tuy nhiên, muốn áp dụng chế tài này cần nhận diện được những hành vi cụ thể cùng mức độ gây nguy hiểm đối với xã hội. Từ đó, cảnh cáo, phạt tiền hay sử dụng những chế tài hành chính khác phù hợp với từng trường hợp.
Chế tài hình sự
Trong nhiều trường hợp trốn thuế, các cá nhân, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự. Đây chính là cách xử lý vi phạm nghiêm trọng nhất. Khi đó, người vi phạm trong việc thu thuế TNDN có thể phải ngồi tù hoặc chịu những mức án hình sự khác.
Mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
- Phạt tiền 1 lần tính trên tổng số thuế đã trốn, số thuế gian lận với những đơn vị vi phạm luật lần đầu.
- Phạt hành chính số tiền 1,5 lần số thuế đã trốn với người vi phạm lần đầu nhưng có tình tiết tăng nặng trong hành vi của mình hoặc vi phạm lần thứ 2 và có 1 tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền gấp 2 lần số thuế đã trốn với người trốn thuế lần thứ 2 không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ 3 nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt hành chính số tiền 2,5 lần số thuế trốn với người vi phạm lần 2 có một tình tiết tăng nặng hoặc lần 3 có một tình tiết giảm nhẹ.
- Xử lý phạt hành chính 3 lần số thuế trốn với người vi phạm lần thứ 2 và có 2 tình tiết tăng nặng hoặc lần 3 có tình tiết tăng nặng. với những cá nhân tổ chức vi phạm trốn thuế lần thứ 4 cũng áp dụng mức phạt này.
Hình thức xử lý còn phụ thuộc vào mức độ vi phạm, thái độ hợp tác điều tra. Với những trường hợp nặng, hành vi này có thể bị xử lý hình sự với thời gian ngồi tù lên đến 7 năm.
Những câu hỏi liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp mà bạn nên biết
Dưới đây, Diamond Rise sẽ giúp bạn tìm hiểu về thuế TNDN với những câu hỏi phổ biến nhất.
Đối tượng nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
Những DN thành lập mới từ những dự án đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi thuế. Ưu đãi thuế sẽ được xem xét cụ thể theo từng dự án đầu tư của doanh nghiệp. Điều này cũng phụ thuộc vào thời điểm dự án thực thi.
Doanh nghiệp có lỗ có được chuyển lỗ sang năm sau không?
Trong điều 16 của luật thuế DN sửa đổi 2013 thì doanh nghiệp được phép chuyển lỗ sang năm sau. Số lỗ này sẽ được trừ trực tiếp vào những khoản thu nhập tính thuế. Tuy nhiên, thời gian chuyển thuế không được quá 5 năm.
Lời kết
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nó sẽ giúp đỡ rất nhiều cho mọi người trong quá trình quyết toán thuế, báo cáo thuế. Trong trường hợp gặp bất kỳ khó khăn nào, đừng ngại liên hệ với chúng tôi. Bạn sẽ được tư vấn bởi những chuyên viên giàu kinh nghiệm nhất!
Liên Hệ:
- Address: 88 Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Phone: +84 938-529-527
- Email: info@diamondrise.com.vn