Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi dịch bệch Covid 19 đang diễn ra hay không?
Trước tình hình diễn biến vô cùng phức tạp và khó lường của đại dịch Covid 19. Nhiều doanh nghiệp (DN) đã rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn trong kinh doanh: Nguyên liệu đầu vào không có, sản phẩm sản xuất ra không bán được do đầu ra xuất khẩu bị đình trệ, và dẫn đến nhân công không có việc làm. Đứng trước tình hình khó khăn này, thì DN cần những giải pháp gì để có thể duy trì sự tồn tại của DN để vượt qua được những khó khăn của dịch bệnh Covid gây ra.
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật lao động.
- Luật việc làm.
- Công văn 1064 – Bộ Thương Binh Xã Hội.
Nội dung Công văn 1046 hướng dẫn các giải pháp xử lý quan hệ lao động:
Tạm ngừng Hợp Đồng Lao Động (HĐLĐ), hoãn HĐLĐ, cho người lao động nghỉ việc không lương và đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Hoãn và nghỉ việc không lương thì người lao động và DN có quyền tiếp tục HĐLĐ sau khi đại dịch Covid chấm dứt.
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì DN phải đảm bảo các yêu cầu, các điều kiện như sau:
- Thời hạn cho HĐLĐ không xác định thời hạn DN phải báo trước cho người LĐ trước 45 ngày làm việc, cho HĐLĐ có thời hạn thì DN phải báo trước cho người LĐ là 30 ngày làm việc, và HĐLĐ mùa vụ, không thường xuyên là 03 ngày làm việc.
Những ngoại lệ DN không được chấm dứt HĐLĐ với người LĐ:
- Tai nạn nghề nghiệp.
- Đang bị ốm đau ( Với trường hợp HĐLĐ không xác đinh thời hạn là trong vòng 12 tháng, HĐLĐ có thời hạn là 6 tháng liên tục, HĐLĐ mùa vụ là nửa thời gian ký hợp đồng với người LĐ).
- Đang nghỉ chế độ theo quy định của Luật Lao Động.
- Người LĐ đang mang thai, người LĐ đang nuôi con dưới 12 tháng, người LĐ đang nghỉ chế độ thai sản.
Các trường hợp trên nếu DN nghiệp không có thảo thuận với người LĐ thì DN không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Chế độ cho người LĐ khi bị DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
- Trả trợ cấp thôi việc.
- Trả trợ cấp mất việc làm.
Nếu DN đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì DN không phải trả các trợ cấp trên. Nếu DN đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người LĐ, thì DN cũng phải lưu ý những vấn đề như DN phải hoàn thành các nghĩa vụ liên quan đến Bảo hiểm xã hội. DN phải chốt sổ bảo hiểm cho người LĐ, để đảm bảo rằng trong vòng 3 tháng từ khi chấm dứt HĐLĐ với người LĐ, DN phải chốt sổ bảo hiểm cho người LĐ, để người LĐ thực hiện các thủ tục liên quan đến hưởng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Trên đây là những lưu ý pháp lý cho Doanh nghiệp, khi mà Doanh nghiệp tìm ra phương án sử dụng lao động một cách tối ưu nhất để vượt qua đại dịch Covid-19.