88 Đường Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
0938529527

Vốn điều lệ là gì? Cách đăng ký vốn điều lệ chuẩn nhất

Bạn muốn thành lập công ty? Bạn không hiểu vốn điều lệ là gì? Vai trò của vốn điều lệ đối với công ty như thế nào? Cần lưu ý những gì khi đăng ký? Tất cả sẽ được Kế toán Diamond Rise giải đáp qua bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Vốn điều lệ là gì?

vốn điều lệ là gì?

Hiểu một cách đơn giản, vốn điều lệ là số vốn mà các cổ đông, thành viên cam kết góp trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ được ghi rõ vào điều lệ của công ty.

Tài sản vốn góp có thể là ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, tiền Việt Nam, vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ kỹ thuật hoặc các tài sản khác được ghi trong bản điều lệ công ty của thành viên góp vốn nhằm tạo thành vốn công ty.

Vốn điều lệ công ty là gì?

Việc góp vốn này chính là việc đưa tài sản của mình vào công ty để trở thành các chủ sở hữu chung trong công ty. Cá nhân, tổ chức sẽ được mua cổ phần của công ty, góp vốn vào công ty hợp danh, công ty TNHH theo những quy định mà luật doanh nghiệp đã nêu. Tuy nhiên chỉ trừ những trường hợp sau:

  • Các đối tượng không được góp vốn vào công ty theo quy định của luật pháp về công chức, cán bộ.
  • Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước Việt Nam sử dụng tài sản góp vốn vào công ty/doanh nghiệp để trục lợi riêng cho đơn vị, cơ quan mình.

Vốn điều lệ là gì với doanh nghiệp?

vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ chính là:

  • Vốn đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp.
  • Sự cam kết mức độ trách nhiệm bằng toàn bộ vật chất của các thành viên trong công ty với đối tác, khách hàng và doanh nghiệp.
  • Cơ sở phân chia lợi nhuận và những rủi ro đối với các thành viên góp vốn trong hoạt động kinh doanh.

Các đặc điểm của vốn điều lệ

Các đặc điểm của vốn điều lệ

Số vốn điều lệ cần phải đóng

Luật pháp không có quy định cụ thể về số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu. Nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá lớn sẽ khiến cổ đông, thành viên không đủ khả năng góp vốn và phải thực hiện điều chỉnh vốn.

Trường hợp đăng ký vốn điều lệ quá ít, công ty sẽ không đủ vốn điều lệ hoạt động. Vậy nên, hãy dựa vào quy mô dự kiến và điều kiện tài chính của công ty/doanh nghiệp để đăng ký sao cho phù hợp.

Thời hạn góp vốn điều lệ

Trong vòng 90 ngày tính từ lúc nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thành viên phải góp đủ số vốn cam kết ban đầu. Khi hết thời hạn mà chưa góp đủ vốn, công ty cần đăng ký thay đổi số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của luật pháp.

Cơ quan kiểm tra vốn điều lệ

Như luật định, khi công ty đi vào hoạt động một thời gian thì chi cục thuế sẽ làm việc với công ty để kiểm tra các thủ tục, hồ sơ thành lập như con dấu, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận góp vốn, hồ sơ thuế khai ban đầu, mẫu dấu…trong thời gian từ 1 – 6 tháng tính từ ngày thành lập.

Hình thức góp vốn

Công ty góp vốn mua trái phiếu, cổ phiếu của công ty khác thì buộc phải thực hiện chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng công ty. Còn với cá nhân chuyển nhượng, góp vốn thì không nhất thiết phải chuyển khoản.

Xem thêm:

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế đất là gì?

Vai trò của vốn điều lệ với doanh nghiệp, công ty

Như đã nói ở trên, vốn điều lệ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Cụ thể:

  • Vốn điều lệ sẽ là cơ sở để xác định chính xác tỷ lệ phần vốn góp vào hoặc sở hữu cổ phần của từng cổ đông, thành viên trong công ty. Nhờ đó để phân chia nghĩa vụ, quyền lợi và lợi ích giữa các cổ đông, thành viên trong công ty.
  • Cổ đông, thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản và khoản nợ khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty trước đó, chỉ trừ các trường hợp được quy định ở luật doanh nghiệp.
  • Trong đó, luật doanh nghiệp quy định rõ cổ đông, thành viên có số phiếu bầu tương đương với số vốn và được chia lợi nhuận tương ứng với số vốn đã góp sau khi công ty thực hiện nộp thuế đầy đủ và hoàn thành đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo luật định.
  • Ngoài ra, dựa trên vốn điều lệ mà công ty xác định được điều kiện kinh doanh với một số ngành nghề có điều kiện. Nên có thể thấy được, vốn điều lệ đã xử lý tốt những vấn đề pháp lý cho công ty trong quá trình điều chỉnh số vốn đúng với số vốn thực đã góp.

Doanh nghiệp có cần phải chứng minh vốn điều lệ không?

Chứng minh vốn điều lệ của doanh nghiệp

Thực tế luật doanh nghiệp không quy định công ty phải có bao nhiêu vốn điều lê tối thiểu hoặc tối đa, trừ một số trường hợp buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu. Nếu vốn điều lệ thấp thì đối tác sẽ không tin tưởng trong việc hợp tác kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng cũng không dễ dàng cho công ty vay tiền vượt quá số vốn điều lệ đó.

Còn khi công ty đưa ra vốn điều lệ cao sẽ có thể gặp phải những rủi ro trong kinh doanh như phá sản, giải thể, vỡ nợ hoặc không có khả năng chi trả.

Nhưng bạn cần biết, chọn vốn điều lệ công ty cũng phụ thuộc vào nền tảng và kinh nghiệm của công ty. Nếu công ty mới thành lập, nguồn hàng chưa có nhiều, không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và điều hành thì nên để số vốn vừa đủ trong phạm vi khả năng của mình. Sau một thời gian công ty đã hoạt động ổn định thì có thể cân nhắc đăng ký thêm vốn điều lệ.

Trường hợp đã từng thành lập công ty hoặc đã có công ty, có sẵn khách hàng thì chủ công ty từ đầu nên chọn vốn điều lệ cao để nâng vị thế của công ty mình so với các công ty khác. Hơn nữa, vì đã có kinh nghiệm sẵn nên sẽ không sợ gặp phải những rủi ro như các công ty mới thành lập.

Góp vốn vào công ty thực hiện thế nào?

Góp vốn điều lệ doanh nghiệp

Vốn điều lệ là gì? Thủ tục góp vốn diễn ra thế nào? Hãy theo dõi những thông tin sau:

  • Với tài sản góp vốn cần đăng ký quyền sở hữu
  • Tổ chức, cá nhân góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu tài sản cho công ty. Các bước bao gồm:
  • Nộp hồ sơ sang tên trước bạ, đóng các khoản lệ phí và khai thuế.
  • Bàn giao tài sản trên thực địa, thực tế.
  • Ký hợp đồng góp vốn bằng tài sản đã được chứng thực, công chứng.
  • Nhận giấy phép đăng ký nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, phương tiện và các tài sản khác gắn với công ty.
  • Với tài sản không cần đăng ký quyền sở hữu
  • Theo luật quy định, việc góp vốn với các tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì cần được thực hiện bằng biên bản giao nhận tài sản góp vốn.
  • Trong biên bản nên ghi rõ địa chỉ và tên của công ty, họ tên địa chỉ thường trú, hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân, loại tài sản góp vốn, người đăng ký góp vốn, tỷ lệ tổng giá trị tài sản, chữ ký người góp vốn, loại tài sản góp vốn, ngày giao nhận…
  • Ngoài biên bản giao nhận, những bên liên quan nên lập phiếu lưu giữ hoặc thu chi chứng từ chuyển khoản khi thực hiện góp vốn là ngoại tệ hoặc tiền tệ.

Kết luận

Có thể thấy vốn điều lệ chính là quy mô, cơ cấu của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Việc đăng ký vốn điều lệ chính là cơ sở để khách hàng, đối tác tin tưởng và hợp tác chặt chẽ hơn với công ty đối với các dự án phát triển kinh tế, thu lợi nhuận.

Với những chia sẻ trên đây của Kế toán Diamond Rise, hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vốn điều lệ là gì. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho vốn điều lệ của công ty mình.

Ngoài ra, không chỉ tư vấn cụ thể và chi tiết cho công ty về vốn điều lệ, mà đến với kế toán Kế toán Diamond Rise còn cung cấp một số dịch vụ khác cho doanh nghiệp như: Kế toán trọn gói, quyết toán thuế cuối năm, báo cáo thuế trọn gói, tư vấn kế toán – thuế, lao động và bảo hiểm xã hội

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN DIAMOND RISE

Miền Nam

  • 88 Bàu Cát 3, P. 14, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
  • Phone: +84 908-550-737
  • E-mail: info@diamondrise.com.vn
  • Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 17:30

Miền Bắc

  • 164 Khuất Duy Tiến, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội
  • Phone: +84 908-550-737
  • E-mail: info@diamondrise.com.vn
  • Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 17:30
Rate this post

Related posts

Leave a comment

0938529527