Nội dung bài viết
Tùy thuộc vào từng đặc điểm của bên tuyển dụng và người lao động mà hai bên sẽ cùng thống nhất và thành lập hợp đồng khoán việc. Trên thực tế, đây là hình thức còn khá xa lạ đối với nhiều người. Bài viết dưới đây, cùng Kế Toán Diamond Rise làm rõ những vấn đề xoay quanh loại hợp đồng này, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên có liên quan.
Hợp đồng khoán việc là gì? Đối tượng áp dụng hợp đồng khoán việc
Trong bất cứ hình thức trao đổi, thỏa thuận công việc có sự tham gia của 2 các bên đều phải dựa trên hợp đồng. Đây sẽ là giấy tờ, minh chứng có giá trị pháp lý, đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ và cả quyền lợi của đôi bên. Theo đó, hợp đồng khoán việc là biên bản ký kết, thỏa thuận của bên thuê/tuyển dụng lao động và bên nhận công việc.
Đặc điểm nổi bật của hợp đồng khoán việc chính là thời gian lao động ngắn, mang tính thời vụ. Trong đó, người nhận khoán việc có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành khối lượng công việc trong khoảng thời gian được quy định cụ thể trong hợp đồng. Bên giao khoán có trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận.
Như vậy, dễ thấy rằng, hợp đồng khoán việc thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp thuê nhân viên, người lao động thời vụ, ngắn hạn. Việc ký kết hợp đồng dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên.
Các loại hợp đồng khoán việc
Dựa trên đặc điểm của hình thức giao khoán mà hợp đồng sẽ được soạn thảo theo mẫu khác nhau. Trong đó, hợp đồng khoán việc thường có 2 dạng: khoán việc toàn bộ và khoán việc từng phần:
- Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Là loại hợp đồng được sử dụng trong tình huống bên giao khoán thanh toán toàn bộ chi phí thuê lao động. Chi phí này đã bao gồm cơ sở vật chất, chi phí phát sinh trong quá trình triển khai công việc. Nhiệm vụ của bên nhận khoán là hoàn thành khối lượng công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng và không cần phải quan tâm đến bất kì loại chi phí nào.
- Hợp đồng khoán việc từng phần: Là loại hợp đồng sử dụng trong tình huống bên giao khoán chỉ thanh toán khoản khấu hao và tiền công lao động. Như vậy, những phát sinh hoặc chi phí đầu tư cơ sở vật chất trong quá trình làm việc không được đính kèm và bên nhận khoán phải tự tính toán và chi trả khoản này.
Quy định cần biết về hợp đồng khoán việc mới nhất
Các quy định về hợp đồng khoán việc là điều mà các chủ thể liên quan trong hợp đồng cần phải nắm rõ để đảm bảo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Theo đó, nội dung quy định về thuế và về chế độ bảo hiểm như sau:
Quy định về thuế
Quy định về thuế trong hợp đồng khoán việc được trình bày trong điều 2 của thông tư số 111 của Bộ Tài chính. Theo đó, chủ thể là cá nhân khi ký hợp đồng khoán việc có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế được áp dụng theo quy định của pháp luật, dựa trên tiền lương mà người lao động nhận được sau khi hoàn thành công việc.
Đồng thời, bên giao khoán cũng cần phải thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Minh chứng là các chứng từ và được nộp đến cơ quan thuế. Trường hợp bên nhận khoán đã ủy quyền nộp thuế thì nội dung chứng từ này có thể bỏ qua.
Quy định về chế độ bảo hiểm
Đối với thuê khoán công việc thời vụ, ngắn hạn, người nhận khoán không nằm trong nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, đối với hợp đồng khoán việc không có chế độ bảo hiểm.
Cũng chính vì đặc điểm này mà hiện nay, nhiều đơn vị đã ưu tiên ký hợp đồng khoán việc thay vì hợp đồng lao động để không cần đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thậm chí, nhiều công ty đã thay đổi hình thức bàn giao công việc, tìm cách để hợp đồng lao động trở thành hợp đồng giao khoán. Điều này ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, hãy luôn sáng suốt, tìm hiểu kỹ càng về các điều khoản cũng như trao đổi cụ thể với nhà tuyển dụng trước khi tiến hành ký kết hợp đồng nhé!
Điểm khác biệt giữa hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động là gì?
Trước khi thực hiện ký kết hợp đồng thỏa thuận công việc, người lao động nên nắm rõ đặc điểm loại hình công việc mà mình đảm nhận để áp dụng mẫu hợp đồng phù hợp. Dưới đây là các đặc điểm cụ thể nhằm phân biệt hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động.
- Thời hạn công việc: Đối với hợp đồng khoán việc, thời hạn thường ngắn, thường tính theo ngày/tháng, không theo năm. Đối với hợp đồng lao động, thời gian là dài hạn.
- Chế độ bảo hiểm: Đối với hợp đồng khoán việc, bên giao khoán không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội. Ngược lại, với hợp đồng lao động, người lao động được đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Chi phí: Đối với hợp đồng khoán việc, thường người lao động phải tự bỏ ra các chi phí một phần hoặc toàn phần trong quá trình thực hiện công việc (đầu tư cơ sở vật chất) và nhận tiền công lao động. Ngược lại, trong hợp đồng lao động, người nhận việc sẽ không cần quan tâm đến vấn đề này.
Hợp đồng khoán việc thường được áp dụng đối với các thỏa thuận về công việc ngắn hạn, mang tính thời vụ. Cả bên giao khoán và nhận khoán đều có những quyền và nghĩa vụ trong quá trình ký kết theo hình thức này. Hy vọng với những thông tin trên đây, các chủ thể đã nắm rõ thông tin và đưa ra quyết định phù hợp.
✅Các nội dung liên quan khác: