Đăng ký tạm trú là gì
Đăng ký tạm trú có thể được hiểu là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân. Công dân nên đến đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được các cơ quan làm thủ tục đăng ký tạm trú và cấp Sổ tạm trú. Điều này góp phần giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo trật tự, an ninh xã hội.
Đây là một trong những thủ tục đăng ký được nhiều người dân quan tâm, do nhu cầu sinh sống, làm việc và học tập. Nên mọi người thường phải di chuyển đến sinh sống ở các khu vực khác.
Những trường hợp bị xóa tạm trú
Kể từ ngày 01/7/2021, Các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 Luật cư trú 2020;
- Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
- Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;
- Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Khi xóa đăng ký tạm trú, cơ quan đã đăng ký tạm trú phải ghi và nêu rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
>>>Xem thêm: Cập nhật năm 2020 về Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú tại Việt Nam