Nội dung bài viết
Hạch toán tài khoản 335 hay còn gọi là chi phí phải trả được quy định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại tài khoản này cũng như cách hạch toán nếu như không phải là người trong ngành. Muốn tìm hiểu về vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Tài khoản 335 là gì và các thuật ngữ liên quan
Có thể nói, hiểu được tài khoản 335 là gì sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu biết đến các thuật ngữ xung quanh nó. Cụ thể:
- Tài khoản 335: Là loại tài khoản được doanh nghiệp sử dụng để thể hiện những dữ liệu về các khoản phải trả cho các mặt hàng hàng hóa, dịch vụ mà họ đã cung cấp cho khách hàng của mình hoặc họ đã được nhận từ người bán. Thông tin được cập nhật nhưng thực chất chưa được chi trả do chưa có hoặc chưa đủ hóa đơn, chứng từ, hồ sơ nào được ghi vào chi phí sản xuất hoặc kinh doanh của một kỳ báo cáo.
- Chi phí phải trả: Là thuật ngữ được sử dụng đi kèm với tài khoản 335. Đây còn được gọi một cách dễ hiểu hơn là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích.
- Bên nợ: Là quy ước trong kế toán, dùng để thể hiện những biến động tăng.
- Bên có: Là quy ước trong kế toán, dùng để thể hiện những biến động giảm.
- Số dư bên nợ: Là thuật ngữ thể hiện số tiền mà người bán đã được ứng trước hoặc số dư mà người bán đã nhận (nhiều hơn số phải trả).
- Số dư bên có: Là thuật ngữ biểu thị số tiền mà doanh nghiệp còn phải chi trả/thanh toán cho người bán/người cung cấp dịch vụ, hàng hóa.
Tài khoản 335 phản ánh điều gì?
Ngoài khoản phải trả cho người bán hoặc người mua khi nhận hoặc cung cấp hàng hoá/dịch vụ, tài khoản 335 còn có thể phản ánh nhiều khía cạnh liên quan khác. Những điều này góp phần cho quá trình thực hiện ghi chép kế toán doanh nghiệp trở nên rõ ràng, thực tế hơn:
- Khoản tiền doanh nghiệp phải chi trả cho nhân viên lao động trong kỳ kế toán.
- Phản ánh các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo cũng như chi phí cho thời gian đơn vị không còn sản xuất theo mùa/vụ.
- Phản ánh chi phí được trích trước tiền lãi vay (áp dụng cho trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau khi đáo hạn).
- Phản ánh chi phí được trích trước để tính giá vốn hàng hoá/bất động sản đã bán (tính giá tạm thời).
Cách hạch toán tài khoản 335
Việc hạch toán 335 phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong đó, các nguyên tắc, phương pháp đều được nêu rõ.
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 335
Một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong hạch toán tài khoản 335 chính là khả năng phân biệt của kế toán. Theo đó, họ không được nhầm lẫn giữa khoản chi phí phải trả và khoản dự phòng phải trả. Những thông số này đều được phản ánh trên tài khoản 352, đảm bảo đúng và phù hợp với bản chất của từng khoản mục trong việc ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính.
Phương pháp kế toán trong giao dịch kinh tế
Dựa vào những khía cạnh mà tài khoản 335 phản ánh sẽ có các phương pháp hạch toán riêng cho từng giao dịch kinh tế. Cụ thể theo các trường hợp như sau:
- Doanh nghiệp thực hiện trích trước khoản chi phí về lương nghỉ phép của công nhân viên sản xuất. Khi đó kế toán ghi:
- Ghi Nợ TK 622. Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp.
- Ghi Có TK 335. Nội dung:. Chi phí phải trả.
- Doanh nghiệp ghi chép mức chênh lệch sau khi đã tính số tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên sản xuất. Trường hợp mức đã trích trước nhiều hơn mức thực tế, kế toán ghi:
- Ghi Nợ TK 335. Nội dung: Chi phí phải trả.
- Ghi Có TK 622. Nội dung: Chi phí nhân công thực tế.
- Ghi Có Tk 154. Nội dung: Chi phí sản xuất kinh doanh chưa hoàn thành/dở dang.
- Ghi Có TK 622: Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp.
- Doanh nghiệp ghi chép mức chênh lệch sau khi đã tính số tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên sản xuất. Trường hợp mức đã trích trước nhỏ hơn mức thực tế, kế toán ghi:
- Ghi có TK 334. Nội dung: Tổng lương nghỉ phép thực tế phải thanh toán/chi trả.
- Ghi Nợ TK 154. Nội dung: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang/chưa hoàn thành.
- Ghi Nợ TK 622. Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp.
- Ghi Nợ TK 335. Nội dung: Mức đã trích trước.
- Doanh nghiệp trích trước mức chi phí cho việc sản xuất/kinh doanh phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, thực tế thì chưa nghiệm thu hoặc xuất hoá đơn, kế toán ghi:
- Ghi Có TK 335. Nội dung: Chi phí phải trả.
- Ghi Nợ TK 241, 154, 642. Nội dung theo thông tư 133/2016/TT-BCT.
- Ghi Nợ TK 241, 623, 641, 642. Nội dung theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Doanh nghiệp trích trước chi phí sản xuất/kinh doanh khi sửa chữa lớn tài sản cố định sẽ phát sinh khi dự tính. Kế toán ghi:
- Ghi Có TK 335. Nội dung: Chi phí phải trả.
- Ghi Nợ TK 241, 154, 642. Nội dung theo thông tư 133/2016/TT-BCT.
- Ghi Nợ TK 241, 623, 627, 641, 642. Nội dung theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Doanh nghiệp kế toán sau khi đã hoàn thành, bàn giao việc sửa chữa TSCĐ. Trường hợp số trích trước lớn hơn chi phí thực tế (phát sinh), kế toán ghi:
- Ghi Có TK 241, 154, 642. Nội dung theo thông tư 133/2016/TT-BCT.
- Ghi Có TK 241, 623, 627, 641, 642. Nội dung theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Doanh nghiệp kế toán mức chi phí thực tế phát sinh. Mức này có liên quan đến chi phí trích trước. Trường hợp phát sinh lớn hơn trích trước, kế toán ghi:
- Ghi Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 334.
- Ghi Nợ TK 154. Nội dung: Chi phí sản xuất chưa hoàn thành/còn dang dở.
- Ghi Nợ TK 623, 627. Nội dung theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Ghi Nợ TK 335. Nội dung: Mức đã trích trước.
- Ghi Nợ TK 133. Nội dung: Thuế GTGT được khấu trừ.
- Doanh nghiệp kế toán mức chi phí thực tế phát sinh. Mức này có liên quan đến chi phí trích trước. Trường hợp phát sinh nhỏ hơn trích trước, kế toán ghi:
- Ghi Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 334.
- Ghi Có TK 623, 627. Nội dung theo thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Ghi Có TK 154. Nội dung: Chi phí sản xuất chưa hoàn thành/còn dang dở.
- Ghi Nợ TK 335. Nội dung: Mức đã trích trước.
- Ghi Nợ TK 133. Nội dung: Thuế GTGT được khấu trừ.
- Trường hợp doanh nghiệp tính lãi vay chi trả sau, cuối kỳ tính lãi mức phải chi trả trong kỳ, kế toán ghi:
- Ghi Có TK 335. Nội dung: Chi phí phải trả.
- Ghi Nợ TK 635. Nội dung: Tiền vay vốn sản xuất/kinh doanh.
- Ghi Nợ TK 154, 241. Nội dung theo thông tư 133/2016/TT-BCT về lãi vay tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Ghi Nợ TK 627, 241. Nội dung theo thông tư 200/2014/TT-BTC về lãi vay được vốn hóa.
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp tiến hành tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất/kinh doanh hoặc vốn hóa nếu đơn vị trả lãi sau, kế toán ghi:
- Ghi Có TK 335. Nội dung: Phần lãi trái phiếu cần phải trả trong kỳ kế toán.
- Ghi Nợ TK 154, 241. Nội dung theo thông tư 133/2016/TT-BCT về lãi vay tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Ghi Nợ TK 627, 641. Nội dung theo thông tư 200/2014/TT-BTC về lãi vay được vốn hóa.
- Ghi Nợ TK 635. Nội dung: Chi phí tài chính trong trường hợp lãi vay tính vào chi phí tài chính.
Lưu ý về trường hợp doanh nghiệp thanh toán tiền gốc và lãi cho người mua trái phiếu, thời gian là cuối thời hạn. Kế toán ghi:
- Ghi Có TK 111, 112…
- Ghi Nợ TK 335. Nội dung: Tổng tiền lãi của trái phiếu.
- Ghi Nợ TK 34311
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, doanh nghiệp tiến hành tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất/kinh doanh hoặc vốn hóa nếu đơn vị trả lãi sau, kế toán ghi:
- Ghi Có TK 335. Nội dung: Phần lãi trái phiếu cần phải trả trong kỳ kế toán.
- Ghi Có TK 34312. Nội dung: Chiết khấu trái phiếu.
- Ghi Nợ TK 154, 241. Nội dung theo thông tư 133/2016/TT-BCT về lãi vay tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Ghi Nợ TK 627, 241. Nội dung theo thông tư 200/2014/TT-BTC về lãi vay được vốn hóa.
- Ghi Nợ TK 635. Nội dung: Chi phí tài chính trong trường hợp lãi vay tính vào chi phí tài chính.
Lưu ý về trường hợp doanh nghiệp thanh toán tiền gốc và lãi cho người mua trái phiếu, thời gian là cuối thời hạn. Kế toán ghi:
- Ghi Có TK 111, 112…
- Ghi Nợ TK 335. Nội dung: Tổng tiền lãi của trái phiếu.
- Ghi Nợ TK 34311
Trên đây là những thông tin cơ bản về tài khoản 335 cùng với đó là các nguyên tắc và cách hạch toán lại tài khoản này. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc phần nào nắm được rõ hơn về tk 335 trong một kỳ kế toán.
✅ Các nội dung liên quan khác: