88 Đường Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
0938529527

Nợ thu khó đòi là gì? Cách hoạch toán dự phòng phải thu khó đòi

Nhiều doanh nghiệp chắc hẳn sẽ có đôi lần đứng giữa tình trạng không thể thu hồi những khoản nợ từ khách hàng/đối tác. Đó có phải là nợ phải thu khó đòi? Đâu sẽ là cách xử lý nhất đối với các khoản dự phòng phải thu khó đòi? Cùng điểm qua các thông tin này trong bài viết dưới đây. 

nợ thu khó đòi là gì

Các thuật ngữ liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi

Nợ phải thu khó đòi là gì?

Nợ thu hồi khó đòi là những khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán, thường là 6 tháng. Lúc này, doanh nghiệp vẫn chưa thể thu về lại khoản tiền này mặc dù đã thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết. 

Trong trường hợp chưa đến hạn thanh toán cũng như chưa tiến hành thu hồi nhưng đã có những căn cứ xác định tình trạng không thể thu về cũng được xếp vào khoản khó đòi này. Các yếu tố để xác định bao gồm: người nợ mất tích/bị giam giữ/truy tố/đã chết hoặc đơn vị đã tuyên bố phá sản. 

Nợ tồn đọng

Một phần giống với nợ khó thu hồi, nợ tồn đọng là khoản tiền đã quá thời hạn thanh toán. Những biện pháp thu hồi đã được áp dụng nhưng không có hiệu quả. 

Nợ không có khả năng thu hồi

Những khoản nợ không thể thu hồi mặc dù đã sau thời gian xác định trễ hạn thanh toán. Cùng với đó là khoản nợ đối với các đối tượng như:

  • Doanh nghiệp/tổ chức đã phá sản, giải thể.
  • Doanh nghiệp/tổ chức ngừng hoạt động, không có người thừa kế trả nợ.
  • Người nợ đã mất tích/không có hành vi dân sự/đã chết.
  • Người nợ đã được xóa nợ theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. 
  • Khách nợ quá hạn 1 năm không thanh thể thanh toán, doanh nghiệp hoạt động thua lỗ liên tục trong vòng 3 năm trở lên.

Dự phòng phải thu khó đòi

Các doanh nghiệp cần phải lập dự phòng nợ phải thu theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 2 thông tư 48/2019/TT-BTC). Đây là bản dự phòng những phần tổn thất mà doanh nghiệp phải chịu do những khoản nợ phải thu khó đòi hoặc đã có đủ căn cứ để xác định là không có khả năng thu hồi. 

Nguyên tắc, điều kiện, mức trích dự phòng phải thu khó đòi 

Việc lập dự phòng thu khó đòi cần được thực hiện theo các nguyên tắc, định mức dựa trên các điều kiện được quy định theo pháp luật. Các thông tin được đề cập chi tiết ngay sau đây:

Nguyên tắc thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi

  • Đúng nguyên tắc khi lập báo cáo tài chính: Những khoản nợ phải thu khó đòi/khoản đầu tư đến thời điểm đáo hạn không có khả năng thu hồi phải được doanh nghiệp tính toán, xác định một cách chính xác. 
  • Trích lập dự phòng phải thu khó đòi đúng quy trình, đối tượng: Doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp thu hồi nhưng không có kết quả. Với nợ quá hạn thanh toán, mức thời gian cần phải căn cứ theo hợp đồng kinh tế. Đối với nợ chưa đến hạn cần phải có minh chứng xác định không có khả năng thu hồi. 
  • Thực hiện trích dự phòng phải thu khó đòi cần căn cứ vào điều kiện trích lập, mức trích lập theo quy định nhà nước: Đầy đủ giấy tờ, chứng từ gốc (hợp đồng kinh tế, giấy vay nợ, giấy cam kết, đối chiếu công nợ…).
  • Thời điểm trích lập dự phòng phải thu khó đòi là ngay tại thời điểm lập báo cáo tài chính. 
  • Được áp dụng các phương án giải quyết theo quy định với những khoản nợ khó đòi kéo dài nhiều năm: Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục bán nợ hoặc xóa khoản nợ phải thu trên sổ kế toán. 

Điều kiện lập trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 2 điều kiện theo quy định của pháp luật để được lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (Theo Điều 6 Thông tư 48/2019/TT/BTC). Trong đó bao gồm điều kiện về: giấy tờ pháp lý và căn cứ xác định.

  • Điều kiện về giấy tờ pháp lý: Hợp đồng kinh tế/cam kết nợ/khế ước vay, đối chiếu công nợ hoặc các giấy tờ hợp lệ thay thế nếu không có, bảng kê công nợ, bản thanh lý hợp đồng (không bắt buộc) cùng các giấy tờ cần thiết liên quan nếu có.
  • Điều kiện về căn cứ xác định: Doanh nghiệp đã thực hiện gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán đối với các khoản nợ quá hạn từ 6 tháng. Với các khoản nợ chưa đến hạn phải có đủ chứng cứ xác định không có khả năng thu hồi. Đối với nợ do mua bán nợ, thời gian được tính từ ngày chuyển giao hoặc tính theo bản cam kết gần nhất. 

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

  1. Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi của kỳ kế toán này lớn hơn so với kỳ trước (chưa sử dụng hết), kế toán thực hiện trích lập phần chênh lệch cần ghi: 
  • Ghi Nợ TK 642: Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp. 
  • Ghi Có TK 299: Nội dung dự phòng tổn thất tài sản. 
  1. Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi của ký kế toán này nhỏ hơn so với kỳ kế toán trước, kế toán thực hiện lập phần chênh lệch cần ghi: 
  • Ghi Nợ TK 229: Nội dung dự phòng tổn thất tài sản. 
  • Ghi Có TK 642: Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp.
  1. Trường hợp là khoản nợ không có khả năng thu hồi đã có căn cứ xác thực, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định, cần ghi: 
  • Ghi Nợ TK 111, 112, 331, 334 : Nội dung phần tổ chức cá nhân phải bồi thường.
  • Ghi Nợ TK 229: Nội dung dự phòng tổn thất tài sản. 
  • Ghi Nợ TK 642: Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp. 
  • Ghi Có TK 131, 138, 128, 244…
  1. Trường hợp khoản nợ thu hồi được sau khi đã thực hiện xong thủ tục xóa nợ khó đòi, kế toán thực hiện sổ sách theo giá trị thực tế, cần ghi: 
  • Ghi Nợ TK 111, 112. 
  • Ghi Có TK 711: Nội dung thu nhập khác. 
  1. Trường hợp khoản dự phòng nợ phải thu quá hạn được bán nhưng chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán cần ghi: 
  • Ghi Nợ TK 111, 112: Nội dung theo bản giá thoả thuận. 
  • Ghi Nợ TK 642: Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp. 
  • Ghi Có TK 131, 138, 128, 244…
  1. Trường hợp khoản dự phòng nợ phải thu quá hạn được bán đã lập dự phòng phải thu khó đòi. Tình trạng số đã lập không đủ tổn thất, kế toán cần ghi: 
  • Ghi Nợ TK 111, 112: Nội dung theo giá bán thỏa thuận. 
  • Ghi: Nợ TK 229: Nội dung dự phòng tổn thất tài sản. 
  • Ghi Nợ TK 642: Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp.  
  • Ghi Có TK 131, 138, 128, 244… 

Trích lập dự phòng phải thu khó đòi sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn nếu áp dụng đúng nguyên tắc và quy định. Với những thông tin trên đây, những ai lần đầu tìm hiểu về nội dung này cũng phần nào có được cơ sở thông tin một cách chi tiết thông qua bài viết này. Theo dõi nhiều hơn tại trang để có thêm những kiến thức bổ ích khác.

Các nội dung liên quan:

Rate this post

Related posts

Leave a comment

0938529527