Nội dung bài viết
Cân đối giữa các khoản chi phí trong quá trình sản xuất và đưa ra mức giá thành sản phẩm phù hợp là một bài toán khó. Công tác này đòi hỏi ban lãnh đạo cũng như kế toán doanh nghiệp phải có được cách tính giá thành sản phẩm chuẩn xác, phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình. Bài viết dưới đây tổng hợp 6 cách tính giá thành đảm bảo các yếu tố: chính xác, nhanh chóng, phù hợp với mọi doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc tính toán chuẩn mực giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán sản phẩm ra thị trường cũng như mức lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được. Tất cả những nhà kinh doanh luôn mong muốn cân đối được chi phí sản xuất và giá thành, đảm bảo thu được lợi nhuận kinh tế cao nhất có thể mà vẫn không mất đi nguồn khách hàng tiềm năng.
Các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến cách tính giá thành sản phẩm là: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí chi trả nguyên vật liệu sản xuất, chi phí chi trả cho quá trình sản xuất… Việc tính toán giá bán của sản phẩm cũng là cách để đơn vị dự trù mức chi phí cho các khoản phí liên quan cũng như lên kế hoạch cho các mục tiêu khác.
✅Xem thêm:
- Chi phí nhân công trực tiếp là gì?
- Những điều cần biết về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
6 cách tính giá thành sản phẩm phù hợp với các kiểu doanh nghiệp
Mỗi kiểu doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp với cách thức tính giá thành riêng. Dưới đây là tổng 6 hợp cách tính mức giá bán ra của sản phẩm, đảm bảo lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Cách tính giá thành sản phẩm trực tiếp
Với cách thức này, đơn vị sẽ tính tổng giá thành sản xuất sản phẩm rồi từ đó suy ra giá cho từng đơn vị sản phẩm. Bởi vì là cách tính trực tiếp dựa trên số lượng sản phẩm nên phương pháp này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có những đặc điểm như:
- Quy mô vừa và nhỏ có quy trình sản xuất khép kín về mặt kỹ thuật.
- Chu kỳ sản xuất ngắn, liên quan đến ngành khai thác và chế biến.
- Ít mặt hàng như có khối lượng sản phẩm lớn.
Công thức tính giá thành sản phẩm của phương pháp này dựa trên các yếu tố: chi phí sản xuất đầu kỳ (dang dở) – trong kỳ – cuối kỳ (dang dở). Cụ thể:
- Tổng giá thành SP = CP sản xuất dang dở đầu kỳ + CP sản xuất trong kỳ – CP sản xuất dang dở cuối kỳ.
- Từ đó tính được giá thành 1 đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành SP / Số lượng sản phẩm.
Phương pháp định mức
Để có thể áp dụng cách tính giá thành sản phẩm theo định mức thì đơn vị phải đảm bảo được tính ổn định, kể cả quy mô, quy trình sản xuất lẫn chu kỳ sản xuất. Ngoài ra, khâu kiểm tra và cân đối chi phí cũng cần được thực hiện liên tục để hạn chế được các chi phí phát sinh. Từ các đặc điểm trên, ta có công thức tính cụ thể như sau:
Giá thành sản phẩm thực tế = Giá thành định mức từng loại Sp x tỷ lệ chi phí.
Trong đó:
- Tỷ lệ chi phí được tính theo %, dựa trên tỷ lệ của tổng chi phí sản xuất thực tế các loại Sp với tổng giá thành sản xuất định mức các loại Sp.
Phương pháp hệ số
Phương pháp hệ số cũng là một phương án tối ưu. Cách này phù hợp cho các đơn vị có sự ổn định trong suốt toàn bộ quá trình sản xuất về nguyên liệu và nguồn nhân công lao động. Song, nhiều sản phẩm sẽ được sản xuất cùng một thời điểm. Do đó, mức chi phí này sẽ dùng cho cả quá trình chứ không tập trung riêng cho từng loại sản phẩm.
Để áp dụng cách thức tính toán này, doanh nghiệp phải có được hệ số quy đổi các sản phẩm khác nhau về hệ số tiêu chuẩn, hệ số là 1. Đồng thời, trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp không thể tránh khỏi các sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện, vẫn dang dở tại một dây chuyền. Do đó, những thành phần này cũng cần được quy đổi theo đơn vị phù hợp để tính toán.
Các công thức trong cách tính giá thành sản phẩm theo hệ số như sau:
- Giá thành đơn vị Sp tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại Sp/Tổng số Sp gốc.
- Số Sp tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi
- Tổng giá thành sản xuất Sp = Giá thành đơn vị Sp tiêu chuẩn x Số Sp tiêu chuẩn.
Phương pháp phân bước
Đối với cách tính phân bước, đặc trưng là số lượng của các bộ, các bước thực hiện trong cả dây chuyền sản xuất để cho ra mặt hàng hoàn thiện. Như vậy, quá trình sản xuất có bao nhiêu giai đoạn thì sẽ bấy nhiêu mức chi phí. Sự tổng hợp của các khoản này sẽ có được giá thành hoàn thành trong kỳ. Công thức tính:
Giá thành Sp hoàn thành trong kỳ = Giá thành Sp giai đoạn 1 + Giá thành Sp giai đoạn 2 + Giá thành Sp giai đoạn 3 + … + Giá thành Sp giai đoạn n.
Cách tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
Một số doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất là dựa trên số lượng đơn đặt hàng trong từng giai đoạn nhất định. Do đó, mức giá thành cũng sẽ được tính theo một quy trình cung ứng sản phẩm đó.
Như vậy, các yếu tố liên quan trong cách tính này, áp dụng cho từng đơn hàng là: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công thức cụ thể là:
Giá thành của từng đơn hàng = Tổng Cp vật liệu trực tiếp + Cp nhân công trực tiếp + Cp sản xuất chung cho cả quá trình.
Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Nếu trong quá trình sản xuất, ngoài sản phẩm hoàn thiện, đơn vị còn thu được những sản phẩm phụ khác. Lúc này, cách tính giá thành sản phẩm cần được áp dụng là phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.
Tổng giá thành Sp chính = Giá trị Sp chính dang dở đầu kỳ + Tổng Cp phát sinh trong kỳ – Giá trị Sp phụ ước tính thu hồi – Giá trị Sp chính dang dở cuối kỳ.
Như vậy, mỗi đặc điểm doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách tính giá thành sản phẩm khác nhau. Song, những phương pháp này đều dựa trên việc đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, đơn vị có cơ sở và tính toán lại các khoản chi phí, lập ra kế hoạch hoạt động cụ thể để duy trì và phát triển ổn định hơn.
✅Xem thêm: Chi phí phát sinh là gì? Và các câu hỏi liên quan
⭐ Kế Toán Dimond Rise chuyên gia cao cấp về dịch vụ kế toán thuế
⭐Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
Miền Nam: Hotline: 0908 550 737 – Địa chỉ: 88 Bàu Cát 3, P. 14, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Miền Bắc: Hotline: 0908 550 737 – Địa chỉ: 87-89 Khuất Duy Tiến, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội